Thú vị, hấp dẫn và đam mê thường là những đặc điểm nổi bật ban đầu của một mối quan hệ mới được hình thành. Ở đó, cặp đôi tìm hiểu về nhau mà thường không cần phân tích hành vi của nhau. Tuy nhiên, ngoài sự nhiệt tình của bạn dành cho tình yêu mới, điều quan trọng là bạn cần chú ý đến những gì đang diễn ra trong giai đoạn mới “tình thương mến thương”, bởi nó có thể tạo nền tảng tốt cho một mối quan hệ lâu dài cho cả hai.
1. Đừng trì hoãn cuộc sống cá nhân
Khi bắt đầu một mối quan hệ, bạn có xu hướng dành mọi khoảnh khắc để thức giấc với người bạn đời mới của mình. Chính vì vậy, bạn sẽ không còn nhiều thời gian để liên lạc với những người bạn cũ, thậm chí ít quan tâm đến gia đình của mình để luôn có thể sẵn sàng tham gia những hoạt động chung mà bất cứ khi nào đối phương gọi điện hoặc nhắn tin.
Vì lẽ đó, có thể bạn sẽ bỏ một số người bạn để chuyển đổi công việc, thậm chí là đến một nơi khác xa hơn, và cũng dần dần mất liên lạc với những người thân yêu của bạn. Tuy nhiên, khi đó đối tác của bạn có thể mất hứng thú với bạn vì “Bạn đã trở thành cái bóng của chính mình trước đây”!
Do vậy, để không phải rơi vào tình trạng đó, bạn hãy nhớ rằng: Các mối quan hệ lành mạnh luôn đòi hỏi sự độc lập ở một mức độ nào đó, vì vậy hãy cố gắng phân chia thời gian rảnh của bạn theo quy tắc 50-30-20; tức là dành không quá 50% thời gian cho người yêu của bạn, 30% thời gian cho bạn bè và gia đình của bạn, và 20% thời gian cho riêng bạn.
2. Dung túng cho những hành vi xấu
Không tôn trọng không gian cá nhân của bạn, pha những trò đùa thiếu tế nhị, dọa chia tay, đưa ra đề xuất về cách cải thiện ngoại hình của bạn, gọi tên bạn, hung hăng, luôn đến muộn, dán mắt vào điện thoại khi hẹn hò, phớt lờ những lời từ chối của bạn… Đó có thể là những hành vi mà bạn có thể phải nhận được từ chính người yêu mới của bạn. Tuy nhiên, có khá nhiều người “vì yêu” mà coi thường những hành vi không mấy tốt đẹp này.
Về lâu dài, nếu bạn phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo về nững hành vi nói trên thì một ngày nào đó bạn có thể nhận ra rằng: Mình đã đầu tư rất nhiều thời gian và sức lực cho một người đã đối xử tệ bạc với bạn trong nhiều năm.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá khắt khe với người yêu của bạn. Bạn chỉ cần thể hiện sự mong đợi của mình một cách lịch sự, như “Anh không thể chịu đựng được khi ai đó luôn đến muộn” hoặc “Anh muốn buổi hẹn hò của chúng ta chỉ có bạn và tôi”. Nếu cách này không hiệu quả, bạn hãy bỏ chạy ngay lập tức và đừng bao giờ nhìn lại!
3. Đừng nhắc lại những trải nghiệm trong quá khứ
Với một số điều, tốt hơn bạn nên để lại trong quá khứ để không ảnh hưởng đến hiện tại, dù đó là điều hay, điều tốt. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên so sánh người yêu mới với người yêu cũ của bạn dưới mọi hình thức, dẫu rằng mối quan hệ cũ đã kết thúc có hậu!
Sở dĩ như vậy là vì, việc nhắc đến người yêu cũ nhiều lần có thể sẽ khiến người yêu mới của bạn thực sự khó chịu. Khi đó, “một nửa mới” của bạn có thể sẽ bắt đầu so sánh với những người yêu trước đây của bạn; điều đó sẽ hủy hoại mối quan hệ của bạn. Ngoài ra, nếu bạn liên tục đánh giá người yêu mới so với những người yêu cũ thì đó chắc chắn là dấu hiệu cho thấy bạn đang tạo ra những tiêu chuẩn không tưởng.
Dẫu rằng, các mối quan hệ trong quá khứ của bạn rất quan trọng, bởi chúng đã định hình nên con người bạn ngày nay và có thể giúp bạn hiểu những phẩm chất mà bạn đánh giá cao ở người khác. Tuy nhiên, bạn nên nhớ nguyên tắc vàng: “Đừng bao giờ nói về người yêu cũ cho đến khi bạn cảm thấy an toàn trong mối quan hệ hiện tại”.
4. Ít nói chuyện với nhau
Một nguyên tắc bất thành văn là, một khi bạn gái hoặc bạn trai thực sự yêu nhau thì hơn ai hết chính họ sẽ biết họ cần gì, và phải thể hiện hay hành động như thế nào để mối quan hệ giữa họ trở nên khắng khít và thu hẹp dần khoảng cách của chính họ.
Nhiều người nghĩ rằng, người yêu của họ sẽ đọc được suy nghĩ của họ. Tuy nhiên, điều đó không đúng và đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà nhiều người thường mắc phải trong một mối quan hệ.
Nếu một cặp đôi yêu nhau nhưng lại ít nói chuyện với nhau thì có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Có thể họ nghĩ rằng, ít nói chuyện với nhau để không xảy ra xung đột, giận hờn… Tuy nhiên, việc ít giao tiếp có thể dẫn đến cảm giác bối rối và hiểu lầm. Kèm theo đó là mọi cảm giác tiêu cực mà họ nghĩ về nhau sẽ không được giải quyết rốt ráo, sáng tỏ; để rồi đến một thời gian nào đó, nó biến thành sự oán giận.
Ban đầu, việc nói ra những mong muốn và phàn nàn của mình có thể khó khăn và không thoải mái. Tuy nhiên, đó lại là điều quan trọng để cặp đôi hiểu nhau hơn. Do vậy, bạn phải đối mặt và làm điều đó như là một việc quan trọng cần phải làm. Để duy trì mối quan hệ lâu dài, bạn hãy thành thật với người yêu về những gì bạn đang tìm kiếm. Song song với đó, bạn đừng quên lắng nghe tâm sự từ phía người yêu, Một khi làm được điều đó, bạn và người yêu của bạn có thể sẽ tìm được sự cân bằng hoàn hảo giữa nói và nghe.
5. Lý tưởng hóa người yêu
Là con người, không ai không từng mắc sai lầm. Tuy nhiên, một số người lại quên mất điều đó khi yêu, bởi chưa từng xảy ra va chạm, xung đột với nhau, và họ xem người yêu là người hoàn hảo.
Việc đặt đối phương lên bệ đỡ sẽ khiến bạn thất vọng trong tương lai, khi bạn thấy rằng người yêu của mình cũng chỉ là một con người bình thường như bạn.
Do vậy, bạn nên tránh đặt kỳ vọng cao một cách phi thực tế vào người yêu của bạn. Thay vào đó, bạn hãy chú ý đến cách họ đối xử với người khác, như bạn bè, gia đình, người phục vụ ở nhà hàng…
6. Không là chính mình
Chúng ta luôn muốn mình tốt hơn trong thực tế. Vì vậy, chúng ta có xu hướng giữ kín những phẩm chất không mấy tốt đẹp của mình càng lâu càng tốt, nhưng điều này thường không thể kéo dài mãi mãi. Những lời nói dối có thể vô hại đối với bạn và cả người yêu của bạn, để làm đối phương hài lòng, tức là sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ của cặp đôi. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn cố tình sử dụng lại nhiều lần.
Việc giữ bí mật với người yêu của bạn và nói dối họ ngay từ đầu chỉ có thể tạo nên những lời nói dối lớn hơn. Nếu mối quan hệ mới của bạn dựa trên sự dối trá, rất có thể nó sẽ tan vỡ vì mối quan hệ của bạn được xây dựng trên sự giả dối.
Bí quyết cho một mối quan hệ lành mạnh là sự trung thực, tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng và hiểu biết. Không phải là bạn phải kể cho người yêu của mình nghe về từng phút giây trong cuộc đời bạn, nhưng bạn không nên cố tình giấu họ điều gì đó quan trọng. Bạn nên tự đánh giá xem đó là bí mật, hay một điều thực sự không quan trọng; nếu bạn cảm thấy tội lỗi vì đã không nói ra, thì đó là bí mật mà bạn nên chia sẻ.
7. Cố gắng kiểm soát người yêu
Nỗ lực kiểm soát cuộc sống của người yêu thường là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề nghiêm trọng về lòng tin. Điều này chứa đựng cảm giác và hành động ghen tị, bạn cố gắng kiểm soát hành vi của người ấy và liên tục kiểm tra xem họ đang làm gì.
Nếu bạn muốn kiểm soát hoặc nhận xét về mọi hành động của người khác, người yêu của bạn có thể cảm thấy rằng: Bạn đang cố gắng hạn chế thế giới cá nhân lâu đời của họ và loại bỏ những điều quan trọng đối với họ. Kết quả là bạn có thể đẩy họ ra xa.
Vì vậy, bạn không nên gửi tin nhắn lúc 2 giờ sáng cho bạn trai hoặc bạn gái chỉ để xem họ thế nào. Và đừng làm nổ tung điện thoại của người yêu mỗi khi họ không trả lời tin nhắn của bạn ngay lập tức. Hãy suy nghĩ kỹ, bởi bạn không phải là cha mẹ của người yêu; nếu người đó đã trưởng thành, bạn hãy đối xử với họ như một người trưởng thành.
8. Bỏ qua những khác biệt lớn
Những giá trị cốt lõi giống nhau là cực kỳ quan trọng cho một mối quan hệ lâu dài và lành mạnh. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bỏ qua những điều này trong giai đoạn mới yêu nhau, để rồi sau này phải hối hận.
Những thứ như tôn giáo, đạo đức, gia đình, bạn bè, sự nghiệp và tiền bạc đã tạo nên tính cách của bạn, và là thứ không thể tránh khỏi ở bất kỳ giai đoạn nào trong mối quan hệ của bạn.
Mặc dù bạn và người yêu của bạn có cùng sở thích đối với một số bản nhạc, cũng như thích dành thời gian cho nhau, nhưng những điều đó thường liên quan đến niềm đam mê chứ không phải về một thế giới quan tương tự. Niềm đam mê thường không thể tồn tại mãi mãi, vì vậy, sớm hay muộn thì bạn cũng sẽ kiểm tra giá trị của người mình yêu. Nếu bạn nhận thấy sự khác biệt lớn giữa các giá trị cốt lõi của riêng bạn và của người yêu, thì mối quan hệ của bạn sẽ không thành công.
Để không phải thất vọng trong các giai đoạn sau của mối quan hệ và không phải lãng phí thời gian cho một mối tình “sắp phải đôi ngã”, bạn hãy dành chút thời gian để thảo luận với người yêu về những điều này trước khi tiến về phía trước.
9. Quá bám víu
Khi bắt đầu một mối quan hệ mới, bạn luôn cố gắng xây dựng mối liên hệ bền chặt với người ấy. Nghĩa là, bạn có thể có nguy cơ trở nên quá thiếu thốn hoặc đeo bám người yêu mới và muốn dành phần lớn thời gian của mình cho họ.
Nếu bạn không cho người yêu của bạn một chút không gian mà không có bạn, thì sẽ hình thành khoảng cách giữa cặp đôi yêu nhau. Bơi, người yêu của bạn có thể cảm thấy như thể bạn đang bóp nghẹt họ, chính điều này có thể dẫn đến những hành vi không mong muốn từ phía họ, như lừa dối, hay quay sang người khác.
Ai cũng cần không gian, bạn nên hiểu điều đó. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn mối quan hệ của mình lâu dài, hãy tiếp tục là người tự tin và độc lập như trước khi gặp người yêu.
10. Yêu tốc độ
Các mối quan hệ mới có thể tiến triển với tốc độ chóng mặt. Lúc đầu, bạn cảm thấy bồn chồn mỗi khi ở bên một người đặc biệt mới đó. Sau đó, bạn không thể không mơ mộng về tương lai của mình với tư cách là một cặp đôi.
Nhưng nếu bạn bắt đầu hình dung về những đứa con, thú cưng và ngôi nhà mà bạn sẽ sống hạnh phúc mãi mãi trong tương lai, hãy chậm lại ngay lập tức.
Cam kết quá sớm có thể gây ra nhiều áp lực không cần thiết cho mối quan hệ mới. Khi đó, người yêu của bạn có thể cảm thấy sợ hãi.
Ngoài ra, việc yêu quá nhanh có thể khiến bạn bỏ lỡ tất cả những điều nhỏ nhặt mà bạn có thể tận hưởng khi mới bắt đầu mối quan hệ.
Vì vậy, bạn đừng bỏ qua các bước quan hệ nhất định, bởi tất cả đều cần thiết để cả hai thực sự hiểu nhau hơn. Đêm đầu tiên đi chơi, buổi hẹn hò đầu tiên, cuộc tranh luận đầu tiên, chuyến đi xa đầu tiên…, hãy tận hưởng mọi hoạt động trong khi khám phá tất cả những khía cạnh tiềm ẩn trong tính cách của người yêu.