Cùng với vị cha già dân tộc Alexander Hamilton – 1 trong 2 người duy nhất không phải là tổng thống nhưng vẫn xuất hiện trên tờ 100 USD Mỹ lần đầu tiên vào năm 1914, vị khai quốc công thần Benjamin Franklin một lần nữa sẽ được vinh dự xuất hiện trên tờ 100 USD Mỹ với rất nhiều cải tiến độc đáo đã được lưu hành hồi cuối năm 2013 – đúng 100 năm kể từ thời điểm tờ bạc Federal Reserve Note nói trên được in ấn. Sau đây là những bí mật vừa được bật mí về tờ bạc mới nhất này.
1. Dấu nước sẽ khó làm giả hơn. Khi được đưa ra ánh sáng, sẽ có một bức ảnh nhân bản của Benjamin Franklin xuất hiện dạng bóng mờ. Doug Crane – phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Crane & Co, nhà cung cấp loại giấy in tiền cho Mỹ kể từ năm 1879, cho biết: “Bức chân dung này là một sự nâng cấp đáng kể về mặt kiểu dáng của tờ 100 USD mới”.
2. Chân dung của Benjamin Franklin có vẻ như đang nổi lên khỏi mặt giấy và cặp mắt trông có hồn hơn so với tờ bạc hiện dùng. Doug Crane nói rằng chân dung là một yếu tố rất quan trọng của một tờ bạc bởi vì người dùng thường rất dễ nhận diện được những họa tiết trên khuôn mặt.
3. Vào thời điểm lên khuôn cho các bản in tiền mới, thì cựu bộ trưởng Bộ Ngân khố Hoa Kỳ Timothy Geithner vẫn còn đang tại nhiệm trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama. Vì vậy, Chính phủ Mỹ vẫn sẽ sử dụng chữ ký của ông cho tờ 100 USD mới thay vì dùng chữ ký của Jack Lew.
4. Dòng chữ “United States of America” (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) được in siêu nhỏ trên cổ áo của Benjamin Franklin.
5. Lọ mực với hình Chiếc chuông Tự do (Liberty Bell) khổng lồ sẽ đổi màu từ màu đồng sang xanh lá cây khi đặt nghiêng. Tờ bạc 100 USD hiện dùng thì áp dụng cơ chế đổi màu xanh lá cây – đen.
6. Tờ 100 USD mới sẽ dùng chất liệu phối trộn giữa bông và vải lanh.
7. Sợi chỉ an ninh 3D màu xanh dương sẽ được dệt thẳng vào bên trong tờ bạc bởi 650.000 vi thấu kính (microlenses) nhằm tạo ra hình ảnh chiếc chuông và số 100 như đang khiêu vũ. Theo Jason Kersten – tác giả của quyển sách nổi tiếng “Công nghệ in tiền” – thì đây là một kỹ thuật rất tiên tiến và không thể làm giả được.
8. Thay vì là mặt tiền, thì trên tờ 100 USD mới, hình ảnh mặt hậu của Hội trường Độc lập (Independence Hall) sẽ được sử dụng mà theo Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là nhằm làm nản lòng những kẻ muốn in tiền giả.
9. Giờ của chiếc đồng hồ trên tháp chuông của Hội trường Độc lập cũng sẽ được đổi từ 4:10 sang giờ mới là 10:30. Trong bộ phim nổi tiếng “Kho báu quốc gia” (National Treasure) thì giờ của chiếc đồng hồ này đã không đúng với thực tế (2:22).
10. Con số 100 được in rất lớn để những người bị kém thị lực vẫn có thể nhận ra mệnh giá của tờ bạc. Nhưng đối với kẻ in tiền giả thì lại là một thảm họa do rất khó nhái và chi phí cũng rất cao nếu muốn làm giả chi tiết mới lạ này.
Ngoài ra còn có một số chi tiết khác cũng được thay đổi hoặc bổ sung nhằm gia tăng mức độ an toàn cho tờ bạc mới nhất này, chẳng hạn như dấu hiệu nhận diện ngân hàng phát hành, bản in, nơi in và những phạm vi lưu hành đặc biệt.