Trước đây, Làng nghề bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có nhiều cơ sở sản xuất bánh tráng hoạt động theo hình thức hộ gia đình, quy mô nhỏ thì những năm gần đây, một số hộ đã được các ngành chức năng thành phốhỗ trợ các hạng mục mái che, máy xay, máy hút chân không, bao bì… để thuận lợi hơn trong việc quảng bá sản phẩm.
Bà Đặng Thị Túy Phong (72 tuổi, trú tại thôn Túy Loan Đông, xã Hòa Phong), người cógần 40 năm trong nghềvừa đúc bánh vừa cho hay, gạo làm bánh phải là loại “xuyệt” xứ Quảng mới đạt yêu cầu. Cứ một ang gạo (8 kg) thì thêm 3 kg mè trắng, 1,4 kg đường, 0,5 lít nước mắm, 0,5 kg gừng, tỏi và thêm 1 muỗng cà phê muối. Vì bánh làm cho dịp tết, chỉ các hộ gia đình mới đặt làm loại bánh này để ăn hoặc để biếu nên chất lượng bánh rất ngon.
Bà Túy Phong kể các công đoạn làm bánh tráng như sau: cứ 16 giờ chiều và 21 giờ đêm mỗi ngày vuốt mỗi lần 1 ang gạo (8 kg) sạch sẽ, ngâm vào nước, sáng sớm nhóm lò. Rồi xay gạo đã ngâm hôm qua bằng máy xay bột. Dung dịch bột gạo này phải lấy trùng, không được đặc quá, không được lỏng quá. Tuy nhiên, dung dịch này lỏng vừa thì khó đúc, nhưng sau này, khi nướng chiếc bánh “dậy” lên, ăn mới giòn và xốp, thơm ngon. Tuy nhiên khi lấy trùng lỏng, rất là khó tráng. Đó cũng là “bí quyết” của nghề.
“Sau đó gia các thứ như gừng, nước mắm, tỏi (đã giã nhuyễn) và ít đường, nhưng quan trọng nhất trộn vào dung dịch này: cứ 1 ang gạo là 12 lon mè trắng, đã được bóc vỏ.
Nước sôi, thì bắt đầu tráng bánh. Mỗi cái bánh, tráng làm hai lớp, lớp thứ nhất chín xong thì tiếp tục dùng gáo múc “hỗn hợp” này, đổ chồng lên, mỗi lần múc hỗn hợp này đổ vào tấm vải bịt căng trên miệng nồi, dùng đít gáo quay tròn để trải đều dung dịch ra và đậy vung lại.
Bánh chín, vớt bánh ra bằng một cái que bằng tre mỏng, đặt bánh trên một cái lồng.
Song song với đúc bánh, người kia thì quạt hai đống than lớn, khi đủ độ nóng, người ta phủ lên một lớp tro để than cháy đượm, sau đó úp hai cái lồng lớn này trên hai đống than, người phơi lần lượt sắp những cái bánh vừa lấy ra, trở đi trở lại nhiều lần cho khô, sau đó xếp lại thành chồng.
Muốn bánh ngon, tuyệt đối không được phơi nắng. Trung bình mỗi ngày, nhóm này đúc khoảng 3 ang, xuất xưởng trên 240 chiếc bánh tráng.
Trọng lượng một ràng (10 cái bánh) khoảng 1,4 kg. Hiện nay, giá mỗi ràng là 110.000 đồng. Năm nay, cứ đúc mỗi ang gạo, sau khi trừ chi phí, nhóm của bà lời được 150.000 đồng…” – bà Túy Phong cho hay.
“Trong 20 năm qua, nhờ duy trì được chất lượng, lò bánh tráng của các hộ nói trên nổi tiếng trong vùng. Ở làng nghềbánh tráng này, dù thu nhập mỗi lao động so với các công việc khác không cao, nhưng lớp người giàcũng không ai muốn bỏnghề, bởi chúng tôi muốn giữlửa làng nghề, gìn giữthương hiệu màcha ông đãtốn công gầy dựng.
Bên cạnh đó, để nghề này phát triển ổn định, rất cần các cơ quan chức năng nghiên cứu khai thác hiệu quảgiữa phát triển kinh tếgắn với du lịch làng nghề”, bàTúy Phong nói thêm.
Bà Nguyễn Thị Vân, chủ tịch UBND xã Hòa Phong cho hay, ngoài việc hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ bao bì mẫu mã, nhãn hiệu… của các ngành chức năng còn tạo điều kiện cho địa phương quảng bá thương hiệu sản phẩm tại 14 cơ sở ở 5 quận: Liên Chiểu, Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ. Giá thành bánh tráng Túy Loan loại lớn (40 cm) từ 120.000 – 130.000 đồng/chục, 60.000 – 70.000 đồng/chục với kích cỡ nhỏ (30 cm). Gần 90% sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu vào dịp tết Nguyên đán.
“Trong 20 hộ sản xuất bánh tráng Túy Loan thường xuyên theo đề án thì có 4 hộ gồm: bà Túy Phong, Đặng Thị Tùng, Trần Thị Luyện và Nguyễn Thị Anh là sản xuất nhiều hơn cả; các hộ còn lại chỉ làm vào dịp tết, bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, ra tết thì sản xuất lai rai theo đơn đặt hàng. Mong muốn của chúng tôi là làm sao có thể kết hợp giữa việc khôi phục, phát triển làng nghề gắn với các tour du lịch tham quan, trải nghiệm thực tế tại làng nghề. Thông qua đó để quảng bá đặc sản truyền thống thơm ngon của Túy Loan đến với bạn bè, du khách gần xa…” – bà Nguyễn Thị Vân cho biết.