Tía tô có mặt trong mọi nhà, trong mọi bữa ăn và tuyệt nhất là trong những tô cháo giải cảm.
Tía tô, tên khoa học là Perilla frutescens, tên Hán Việt là tô ngạnh, tô diệp, xích tô (do có màu đỏ) hay tử tô (do có màu tím), trong tiếng Nhật gọi là shiso.
Theo đông y, tía tô tính ấm, vị cay, dẫn vào ba kinh phế – tâm – tỳ và không độc, do vậy được xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi), phát tán phong hàn, chữa các bệnh do bị lạnh gây nên bằng cách làm cho ra mồ hôi và khỏi sốt.
Loài rau thơm ngon đầy hữu ích
Tía tô là loài rau quen thuộc có mặt trong hầu hết các bữa cơm gia đình. Không nói đến hương vị thơm ngon, do có tính ấm, nên trước tiên là tía tô được hòa trộn trong món rau sống để cân bằng với những loại rau khác có tính hàn giúp dạ dày không bị lạnh (để ý trong rau ghém ăn với bún tươi, luôn phải có tía tô chính là vì công dụng này).
Khi cho rau vào món cuốn, một vài lá tía tô cũng được ưu ái đặt vào giữa. Cũng chưa hết, lá tía tô còn được dùng để cuốn thịt cho vào lò nướng y như lá lốt nhưng có hương vị thơm ngon rất đặc trưng. Nói chung, trên phương diện rau ăn thì chỉ đơn giản như vậy.
Một kho dược phẩm phong phú
Nhưng nói về dược tính thì tía tô là cả một kho dược phẩm, rất giàu vitamin A, C, và các khoáng chất như Ca, Fe, P.
Về mặt hóa học, tinh dầu tía tô có chứa dihydrocumin, perillaldehyd (được dùng làm phụ gia thực phẩm để tạo thêm hương vị), limonen (là chất tương tự trong tinh dầu vỏ cam, chanh, có tác dụng chống ung thư), alpha-pinen (có tác dụng chống lại viêm nhiễm do vi khuẩn, bảo vệ dạ dày).
Trong hạt thì có các acid béo như acid oleic (có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch, chống oxy hóa, giảm cholesterol, kiểm soát đường huyết, giúp tăng năng lượng và cải thiện tâm trạng), linolenic và linoleic (tức tiền thân của omega 6 giúp làm giảm cholesterol, giảm LDL, tăng HDL, giảm triglycerid và giảm kết dính mỡ vào mạch máu, nguyên nhân của tắc mạch vành và cao huyết áp).
Ngoài ra còn có các acid amin như arginin (tốt cho tim mạch), histidin (giúp cơ thể tổng hợp protein), leucin, lysin và valin (là loại acid amin thiết yếu cho sự tăng trưởng cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được).
Trong các loại tía tô thì tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides) có dược tính cao nhất. Trừ rễ, các phần còn lại đều dùng được: lá (thu hái trước khi cây ra hoa) chữa cảm mạo, sốt, ho, ra mồ hôi, tiêu hóa kém; cành (thu hoạch khi đã hết lá) có tính an thai; hạt (ở những cây chủ định lấy hạt) chữa ho, trừ đờm, hen suyễn. Phơi trong mát hoặc sấy nhẹ cho khô để lưu giữ.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, tía tô được dùng như một vị thuốc tạo hưng phấn, trị cảm mạo, nhức mỏi, ho, hen suyễn (phải chăng do vậy mà trong Hán tự, chữ tô còn có nghĩa là đem lại sự dễ chịu?). Ngoài ra, tinh dầu trong hạt do có tính nhanh khô (can tính), nên còn được dùng để bảo quản và khử trùng thức ăn.
Sau đây là những bài thuốc tía tô quen thuộc:
– Giải cảm:
Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác như sả, hương nhu, kinh giới và lá tre nấu thành nồi nước xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một tô để uống trước hay sau khi xông. Trong khi đó thì chuẩn bị sẵn một tô cháo nóng trộn lá tía tô xắt chỉ, thêm chút hành lá. Xông xong lau khô toàn thân, đắp mền nằm nghỉ một lát rồi dậy ăn tô cháo nóng là phương thuốc giải cảm lạnh dân gian rất hiệu nghiệm.
– Người lớn tuổi bị suyễn, hay đuối hơi:
Hạt tía tô 100 g, sao sơ tán bột, cho 2 tô nước vào khuấy đều, lọc bỏ bã rồi nấu cháo ăn lúc đói.
– Trẻ em ho nhiều, thở gấp, mặt tím tái:
Hạt tía tô 20 g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo hay vào nước cơm cho trẻ uống.
– Trị mụn cơm:
Lấy một nắm lá non vò nát thoa lên chỗ bị mụn vài lần thì mụn sẽ bay mất, một khi các mụn chính bay mất thì các mụn nhỏ cũng sẽ tự tiêu.
– Giải độc cua cá và chữa đau chướng bụng:
Lá cây tía tô tươi 30 – 50 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống hết một lần.
“Thần dược” chữa trị gout
Những phương thuốc trên đây chỉ là một vài phương quen thuộc của người Việt. Nhưng điều không ngờ là người Nhật cũng rất trân trọng với cây tía tô mà họ gọi là shiso và ca tụng là “cây thuốc tím hồi sinh”.
Tại đất nước Nhật Bản, tía tô là loại gia vị và vị thuốc không bao giờ thiếu trong cuộc sống cả ngàn năm nay. Người Nhật sẽ khó có thể ăn sushi mà thiếu tía tô, ăn hải sản mà thiếu tía tô, hay giải cảm, trị hen suyễn, đau nhức xương khớp mà không có tía tô. Nhưng đặc biệt, tía tô còn được coi như bí quyết “gia truyền” bảo vệ xương khớp, chống lại căn bệnh thống phong, tức gout.
Cần biết, nước Nhật do là một quốc đảo nên cuộc sống người dân đã ngàn đời gắn liền với hải sản, nguồn thức ăn chính. Nhưng cũng chính nguồn dinh dưỡng giàu đạm, giàu calci này, không may lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gout.
Vì vậy, việc phát hiện ra “cây thuốc tím hồi sinh” này đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của người Nhật, đối với họ, tía tô không chỉ là rau thơm, gia vị cho các món ăn mà còn là vị thuốc tuyệt vời đẩy lùi bệnh gout và giải trừ ngộ độc từ cua cá.
Các loại thuốc tân dược chữa trị và giảm đau cho gút, thực tế cũng chỉ là hóa chất độc hại (do vậy đã được cảnh báo bằng ký hiệu RX), còn có tác dụng phụ là làm suy giảm chức năng gan, thận dẫn đến suy giảm khả năng đào thải acid uric khiến tình trạng bệnh dễ tái phát và ngày càng nặng hơn.
Hiện nay, các nhà khoa học Nhật đã nghiên cứu thấy trong tía tô có chứa 4 hoạt chất khác nhau có tác dụng ức chế hiệu quả các enzym xanthin oxydase là loại enzym gây ra quá trình hình thành acid uric trong cơ thể. Bằng cơ chế này, nồng độ acid uric luôn được giữ ở mức thấp.
Ngoài ra, các hoạt chất như đã kể trên trong tía tô còn có khả năng giảm đau, chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn một cách tự nhiên nên có tác dụng rất tốt trong các đợt gout cấp tính. Thêm vào đó, dịch chiết từ bột tía tô còn có tác dụng lợi tiểu, kích thích mạnh tuyến mồ hôi giúp đào thải lượng acid uric trong máu từ đó đẩy lùi tận gốc và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.
Do đó, các chuyên gia khuyến nghị nên dùng bột tía tô, là một trong những phương pháp phù hợp, tiện dụng nhất cho việc phòng ngừa cùng điều trị tận gốc bệnh gout và đau nhức xương khớp so với tân dược (luôn kèm tác dụng phụ độc hại) và đông dược (phải mất công sắc thuốc phiền phức).
Sử dụng bột tía tô như một thức uống hàng ngày còn giúp người dùng xua tan tâm lý bệnh tật ám ảnh, thay vào đó có thể an tâm thư giãn bên tách trà bột tía tô với tác dụng tích cực cho sức khỏe lại có hương vị thơm ngon. Người bệnh cũng có thể hòa bột tía tô với nước chín, đem đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm viêm và đau nhức, hoặc rắc vào cơm như muối mè, vào thức ăn như gia vị để đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương “chuẩn bị” sưng tấy thì uống tách trà tía tô, xong lấy bã đắp vào chỗ khớp bị sưng để chặn cơn đau lại.
Sử dụng bột tía tô không có tác dụng phụ, lại có công hiệu nhanh nên người bệnh có thể dễ dàng tự kiểm chứng công dụng.
Tuy nhiên, khi dùng bột tía tô cũng cần lưu ý, trường hợp gout thứ phát do nguyên nhân suy thận thì tác động của tía tô có thể chậm hơn và cần uống khi còn nóng để kích thích tuyến mồ hôi đào thải acid uric.
Ngoài ra, trong vòng từ 3 – 10 ngày đầu khi sử dụng bột tía tô, có thể có hiện tượng các khớp bị gout sẽ đồng loạt đau thì không có gì phải lo, vì đây là dấu hiệu tốt do cơ thể đang trong quá trình giải phóng các tinh thể urat ra ngoài.
Mỹ phẩm thiên nhiên cho phụ nữ
Nhưng chưa hết, ngoài gout thì điều vô cùng tuyệt vời nữa của tía tô là công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ.
Do tía tô có tính kháng viêm, sát khuẩn khá mạnh, lại có khả năng kích thích mạnh tuyến mồ hôi, nên có thể dùng tía tô cả bên trong lẫn bên ngoài để giúp giảm cân và đem lại một làn da trắng đẹp mịn màng không mụn. Và tốt hơn là nên dùng bột tía tô vừa tiện dụng vừa cô đọng được nhiều hoạt chất.
Sau đây là một vài phương cách áp dụng:
– Uống trà:
Bột tía tô uống nóng là một liệu pháp hữu hiệu của phụ nữ Nhật. Với người cần giảm cân, có thể dùng 10 – 15 g bột tía tô hãm đặc với 200 – 250 ml nước sôi (100 độ C), để nóng vừa uống, khi uống cố gắng dùng cả bã sẽ rất hiệu quả.
Uống theo cách này rất có nhiều tác dụng: thứ nhất, kích thích tuyến mồ hôi đốt mỡ thừa, giảm cân; thứ hai, giữ ẩm và làm trắng da hiệu quả từ bên trong; thứ ba, với những trường hợp viêm răng miệng, viêm dạ dày do dư acid sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt; thứ tư, phòng trị cảm cúm hiệu quả; và thứ năm, giúp tinh thần khoan khoái, hơi thở thơm tho… Cũng có thể cho thêm chút mật ong, là một cách kết hợp tuyệt vời để dưỡng da và tăng sức đề kháng.
– Xông hơi:
Lá tía tô 150 g hoặc bột tía tô 15 g cho vào một tô lớn chế 500 ml nước sôi, trùm khăn hoặc vải mềm lên người và xông từ 10 – 15 phút. Sau khi xông có thể chế thêm nước ấm để rửa mặt và gội đầu. Kiên trì thực hiện tuần 2 – 3 lần như vậy, sau 3 – 4 tuần sẽ thấy có sự chuyển biến do tinh dầu và hoạt chất trong tía tô giúp sát khuẩn, tẩy tế bào chết, kích thích tuyến mồ hôi đào thải cặn bã ra khỏi lỗ chân lông, kích thích các mạch máu giúp da mềm mịn, trắng hồng và đầy sức sống.
Ngoài ra, cách này còn làm giảm các triệu chứng viêm mũi họng, phòng trị cảm mạo rất hiệu quả.
– Làm mặt nạ:
Bột tía tô hòa sệt với sữa tươi không đường làm mặt nạ dưỡng da ban đêm 15 – 20 phút trước khi đi ngủ, chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần/tuần. Đây là cách dưỡng da, làm trắng da mặt rất hiệu quả cho chị em phụ nữ.
– Tắm toàn thân:
Để chăm sóc da toàn thân, dùng 20 – 30 g bột tía tô cho vào túi lọc, chế vào 1 lít nước sôi già, ngâm khoảng 5 phút rồi vắt túi lọc để chiết tinh chất tía tô ra khỏi bột xong pha với một lượng nước đủ để tắm gội, thực hiện 2 – 3 lần/tuần.
Nếu là người có làn da khô sạm hoặc có nốt thâm mụn, mụn cơm khó chữa thì dùng bột tía tô sẽ rất phù hợp.
– Ngâm chân:
Với chị em có gót chân thô ráp hoặc mắt cá chân chai cứng, dùng 15 g bột tía tô hòa với 1 lít nước sôi, thêm một chút muối, để nhiệt độ đủ nóng (40 – 500C) ngâm chân trong 15 phút trước khi đi ngủ sẽ thấy cực kỳ thư thái và sớm có đôi gót sen hồng, mềm mại.
Lương y HỮU THÀNH