Những điều cần biết về phòng ngừa và điều trị bệnh Gout

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin có đặc điểm chính là tăng Acid Uric trong máu. Bệnh Gout chia làm 2 loại là Gout nguyên phát và Gout thứ phát.

Gout nguyên phát

Do rối loạn chuyển hóa hoặc do giảm khả năng đào thải Acid Uric của thận.

Gout thứ phát

Có liên quan đến các bệnh lý như: suy thận, suy tim, hoặc dung các thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống lao…

Dấu hiệu nhận biết bệnh Gout

Các triệu chứng thường gặp như: Sưng, nóng, đỏ, đau của một hoặc nhiều khớp (Như: ngón chân cái, khớp cổ tay, gót chân…).

Xét nghiệm Acid Uric

Acid Uric khoảng bình thường: Nam giới (180 µmol/L – 420 µmol/L), Nữ giới (140 µmol/L – 360 µmol/L).

Acid Uric tăng cao khi: Nam giới trên 420 µmol/L, nữ giới trên 360 µmol/L.

Các nguyên nhân tăng Acid Uric trong máu

– Chế độ ăn giàu Protein như hải sản, thịt bò…

– Bệnh nhân gặp bệnh lý về thận, như suy thận, viêm cầu thận…

– Dùng thuốc, như thuốc lợi tiểu, thuốc xương khớp…

– Sử dụng rượu bia, các chất kích thích thường xuyên.

Kiểm soát nồng độ Acid Uric hiệu quả

Để kiểm soát nồng độ Acid Uric hiệu quả, chúng ta cần có thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh, như:

– Hạn chế ăn thực phẩm giàu protein như: hải sản, thịt bò, nội tạng động vật…

– Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước uống có ga…

– Luyện tập thể dục thao thường xuyên, như đi bộ, tập yoga…

– Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nồng độ Acid Uric trong máu, từ đó có hướng điều trị tốt nhất.

Biến chứng bệnh Gout

– Biến chứng nguy hiểm về thận: Tạo thành sỏi thận, tăng nguy cơ ứ nước gây viêm cầu thận, suy thận… tổn thương biến dạng nặng nề hệ cơ xương khớp, như tình trạng phá hủy các đầu xương gây viêm khớp nhiễm khuẩn…

KTV Hồ Thị Nguyệt

Recommended For You