Giải pháp ‘xử lý ngộ độc mặn’ ở lúa và cây ăn trái

    TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cho rằng, để góp phần khắc phục tác động nghiêm trọng do xâm nhập mặn gây ra, có thể thực hiện một số những giải pháp sau:

    “Phía trên thượng nguồn thuộc địa phận lãnh thổ Việt Nam cần đào thêm các hồ chứa nước ngọt gần sát các sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Cỏ. Khi lũ dâng cao thì nước được dẫn vào tích trữ trong hồ, mùa khô lượng nước này sẽ được xả ra. Giải pháp này giúp hạn chế xâm nhập mặn từ hạ nguồn hoặc lượng nước này có thể dùng để tưới cho cây ăn trái và cây trồng cạn khác.

    Với diện tích khoảng gần 2 triệu ha trồng lúa, nếu phía thượng nguồn của sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Cỏ (thuộc địa phận của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh và Long An) chỉ cần dành ra diện tích bằng 2% diện tích trồng lúa thì cũng có khoảng 400.000 ha diện tích mặt nước.

    Nếu đào sâu 1,5 mét và đắp bờ cao 0,5 mét thì có được khoảng xấp xỉ 30 triệu khối nước. Đây là một lượng nước ngọt đáng kể dành cho trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Nếu lo sợ các hồ chứa nước có thể xì phèn thì khi thi công đào hồ chứa sẽ lót bạt chống thấm dưới đáy hồ”.

    Theo phân tích của TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, những cây ăn trái nếu sử dụng nguồn nước mặn có nồng độ trên 0,4% để tưới (tùy theo độ mặn và số lần tưới) sẽ làm cho đất nhiễm mặn. Các lông hút vàrễ tơ của cây ăn trái sẽ rụng hết, sau đó rễ chuyển sang màu vàng, trường hợp nặng sẽ chuyển sang màu đen.

    Cây trồng không hút được dinh dưỡng, ngay cả nước cũng không hút được (cây khát nước trong điều kiện thừa nước xung quanh). Cây gặp tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu nước dẫn đến vàng lá, thối rễ rồi chết. Nhiều người hiểu sai, lầm tưởng cây bị bệnh nên mua thuốc đổ gốc, tốn tiền và công chăm sóc mà cây vẫn chết.

    TS. Nguyễn Đăng Nghĩa đưa ra một số quy trình xử lý ngộ độc mặn cụ thể mà các vườn cây ăn trái ở ĐBSCL có thể áp dụng như sau:

    Thứ nhất, trước khi tưới nước nhiễm mặn trên 0,4%: Trường hợp độmặn của nước trên 0,6% thìkhông nên tưới. Nếu muốn tưới cho cây ăn trái thìcần pha thêm vào nước Ca hoạt hóa vừa cung cấp Ca và oxy hòa tan (nước đo cókhoảng độ mặn từ0,4 – 0,8% thì tưới được, không tưới nước trên 0,8%). Pha 2 gói Ca2CO3 (2 kg) hoạt hóa cho 200 lít nước rồi tưới cho 1 gốc cây ăn trái từ5 – 10 lít tùy theo tuổi cây.

    Thứ hai, bón phân hữu cơ dạng lỏng hoặc acid humic hòa tan với nồng độ 50 – 100 ppm.

    Thứ ba, phun xịt phân bón lá: calci – phite take off có chứa Ca và hoạt chất take off để tăng tính chịu mặn của cây trồng.

    TS. Nguyễn Đăng Nghĩa.

    Một số lưu ý cho người dân khi thấy vườn cây ăn trái có những biểu hiện ngộ độc mặn như vàng lá, rụng hết rễ tơ, trụi rễ.

    – Phải tiến hành vừa xịt phân bón lá calci – phite take off với liều lượng: 1 lít phân cho 400 lít nước (2 phuy) vừa kết hợp tưới gốc với liều tăng gấp đôi (tức pha 1 lít thuốc cho 200 lít nước) tưới từ5 – 10 lít/gốc, tùy tuổi cây.

    – Sau 5 – 7 ngày thìtưới Ca hoạt hóa. Pha 2 gói Ca2CO3 (2 kg) hoạt hóa cho 200 lít nước (1 phuy nhựa) rồi tưới cho 1 gốc cây ăn trái từ5 – 10 lít, tùy theo tuổi cây.

    – Sau 10 – 15 ngày, bón phân hữu cơ dạng lỏng hoặc acid humic hòa tan với nồng độ 50 – 100 ppm.

    HOÀI AN

    Recommended For You