Nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu

    Nhiễm khuẩn niệu đựơc phân thành nhiều loại: viêm bàng quang cấp không biến chứng, viêm thận – bể thận cấp, nhiễm khuẩn niệu có biến chứng, hội chứng nhiễm khuẩn huyết từ đường tiểu, các bệnh khác bao gồm viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh..

    Nguyên nhân

    Vi khuẩn thường trú ở trực tràng hoặc âm đạo, xâm nhập đến vùng quanh hậu môn, di trú đến quanh âm đạo. Vi khuẩn ngược dòng niệu đạo đến bàng quang.

    Sinh hoạt tình dục có thể góp phần nhiễm trùng tiểu ngược dòng. Giao hợp được xem là nguyên nhân của 75 – 90% tổng số nhiễm khuẩn niệu ở phụ nữ còn hoạt động tình dục.

    Ngoài ra còn do việc sử dụng màng ngăn âm đạo, kem diệt tinh trùng.

    Với loại vi khuẩn niệu không gây triệu chứng nếu nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây viêm thận – bể thận trong 3 tháng cuối thai kỳ.

    Đặc biệt, nhiễm trùng tiểu còn do nguyên nhân mắc phải trong bệnh viện. Thống kê cho thấy: 80% nhiễm trùng tiểu mắc phải trong bệnh viện có liên quan đến việc đặt ống thông đường niệu, từ 5 – 10% liên quan đến các thiết bị y tế khác. Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia là nên tránh đặt thông niệu đạo khi không cần thiết, giảm ngày đặt thông. Khi đặt ống thông tại chỗ thì chú ý giữ hệ thông kín, rút thông ngay khi không cần thiết. Sử dụng kháng sinh toàn thân khi đặt ống thông từ 13 – 14 ngày.

    Triệu chứng

    Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu cấp, viêm bàng quang, viêm bàng quang cấp không biến chứng và hội chứng tiểu khó thường xuyên, tiểu lắt nhắt, hoặc phối hợp với tiểu mủ.

    Điều trị

    Mục tiêu điều trị là nhanh chóng làm mất triệu chứng lâm sàng, giảm tỷ lệ biến chứng và điều trị dự phòng tái nhiễm. Tuy nhiên, để có thể điều trị hiệu quả căn bệnh này, việc tìm kiếm một loại kháng sinh hữu hiệu thật sự khó khăn, đặc biệt trong tình hình vi khuẩn kháng kháng sinh trầm trọng như hiện nay.

    Các chuyên gia khuyến cáo, cần thận trọng trong việc chọn lựa kháng sinh, không phải cứ sử dụng nhiều loại kháng sinh là tốt vì càng có nguy cơ kháng nhiều hơn.

    Đặc biệt để tránh bệnh tái phát, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ điều trị kháng sinh: nếu nhiễm trùng cấp, thời gian điều trị kháng sinh phải kéo dài 4 tuần; còn nếu mạn tính thì phải 6 tuần nhưng trên thực tế nhiều bệnh nhân ngưng điều trị ngay sau khi hết triệu chứng.

    BS. HỒNG MAI

    Recommended For You