Rối loạn tâm lý thực thể

Theo TS.BS. Ngô Tích Linh – giảng viên bộ môn tâm thần, Trường đại học y dược TP.HCM, trong cuộc sống hiện đại con người phải chịu rất nhiều áp lực. Những ảnh hưởng về tâm lý như lo âu, stress, trầm cảm… sẽ tạo ra nhiều bệnh lý khác nhau. Rối loạn dạng cơ thể là một trong những bệnh lý này.

Các yếu tố tâm lý được xem là nguyên nhân gây nên các triệu chứng cơ thể mặc dù việc phát hiện các yếu tố tâm lý không phải là điều dễ dàng và bệnh nhân không phải lúc nào cũng chấp nhận nguyên nhân gây bệnh.

TS.BS. Ngô Tích Linh phân tích, rối loạn dạng cơ thể bao gồm:

Rối loạn cơ thể hóa: bệnh nhân có biểu hiện than phiền với rất nhiều triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau lưng, đau cổ, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, buồn nôn, kinh nguyệt không đều… Bệnh nhân được làm rất nhiều xét nghiệm nhưng kết quả bình thường và được các bác sĩ kết luận là không có vấn đề thực thể.

Rối loạn chuyển dạng: bệnh nhân có thể có các cơn co giật với đặc tính là các cơn co giật lộn xộn, bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong cơn. Cơn càng nặng nếu có nhiều người chú ý và cơn không bao giờ xuất hiện trong khi ngủ. Một vài bệnh nhân có biểu hiện mù nhưng đặc biệt là không bị vấp ngã khi di chuyển, bệnh nhân có thể bị liệt nhưng lại không teo cơ, phản xạ gân xương bình thường.

Rối loạn nghi bệnh: bệnh nhân thường than phiền là mình đang mắc phải một bệnh nan y cần phải được điều trị và không tin tưởng vào kết luận của bác sĩ.

Rối loạn đau: bệnh nhân đau rất nhiều mặc dù không tìm thấy tổn thương thực thể. Đau thường không đáp ứng với thuốc giảm đau.

Rối loạn sợ biến dạng cơ thể: bệnh nhân thường bận tâm quá đáng vào các khuyết điểm của cơ thể do tưởng tượng hoặc do một khiếm khuyết nhỏ.

Bệnh nhân thường xuyên thay đổi bác sĩ và gần như luôn có “nhu cầu” được khám bệnh. Các triệu chứng xuất hiện do các xung đột nội tâm và thể hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng bệnh. Với những người không hiểu rõ về bệnh có cảm giác như bệnh nhân giả vờ. Nếu không tìm cách giải quyết mối quan hệ trong gia đình thì bệnh có thể tiến triển dai dẳng do các “lợi ích thứ phát” mà bệnh có được. Bệnh nhân thường lo lắng về tình trạng bệnh tật của mình do bệnh kéo dài và không được điều trị thích hợp.

Điều trị tâm lý đóng vai trò quan trọng với mục đích giúp bệnh nhân bày tỏ được cảm xúc của mình. Thuốc men cũng góp phần quan trọng trên bệnh nhân có các biểu hiện trầm cảm hoặc lo âu đi kèm.

Ngoài ra, trong nội khoa có một số bệnh thực thể bị tác động rất rõ bởi các yếu tố tâm lý, được gọi là các bệnh tâm thể như loét dạ dày – tá tràng, bệnh động mạch vành, đau nhức nửa đầu… Các yếu tố tâm lý có thể làm nặng thêm mức độ, tần suất, tỷ lệ tái phát của bệnh. Dogmatil với hoạt chất là sulpiride, thuộc nhóm thuốc an thần kinh, là thuốc được các bác sĩ đánh giá cao trong điều trị các rối loạn dạng cơ thể và yếu tố lo âu trong các bệnh tâm thể.

HOÀNG LAM

Recommended For You