Những cặp đôi kỳ quái nhưng hoàn hảo của tạo hoá

Mỗi một loài sinh vật được tạo hoá sinh ra ít nhiều cũng đều có những đặc điểm nào đó đáng để so sánh mình với những loài khác về vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nhiên vẻ đẹp ấy còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường sống, màu sắc, hình dáng hay những nét chấm phá mà đôi khi chúng phải tự trang điểm cho chính bản thân mình để hấp dẫn bạn tình.

Nhiều loài sinh vật dưới con mắt con người chúng ta cực kỳ xấu xí, ghê sợ, gớm ghiếc. Nhưng trước mắt bạn tình của loài đó “nhất vào mùa giao phối” sẽ trở nên những thiên thân hay nữ hoàng và không có gì so sánh được.

Đó là sự thật hiển nhiên, không có loài nào đẹp và hấp dẫn hơn chính bạn tình của mình. Với nàng cóc cái xù xì gớm ghiếc, những chiếc gai lổn nhổn mọc trên cơ thể vẫn sẽ có vẻ đẹp lung linh,huyền ảo và hấp dẫn chàng cóc đực đến… Quên cả lối về…

1. THẠCH SÙNG ĐUÔI THUỲ BA VẠCH Ptychozoon trinotaterra

Bạn sẽ cảm thấy nổi hết da gà khi nhìn thấy loài thạch sùng đuôi thuỳ này đang bám dính vào thân cây gỗ mục ở trong rừng.

Cơ thể có nhiều các nốt sần lớn trên lưng.

Ngón chân trước và bàn chân sau liền vào lớp da ở hầu khắp các ngón.

Thân mảnh hơn và nhiều hoa văn trên cơ thể tạo thành từng dải đen, nâu, trắng mốc vòng quanh cơ thể và Ở những cá thể bị đứt đuôi tái sinh lại hầu như không thấy phần răng cưa xuất hiện mà thay vào đó là một mảng da dài kéo đến tận chót đuôi nhìn rất gớm ghiếc.

THẠCH SÙNG ĐUÔI THUỲ BA VẠCH Ptychozoon trinotaterra – Ảnh: Khương Hữu Thắng.

Màng da bụng và da má khá rộng bành ra hai bên khi chúng nhảy từ cây này qua cây khác trong lúc lẩn tránh kẻ thù, săn mồi.

Đây là loài rất hiếm gặp không chỉ với bạn mà ngay cả các nhà nghiên cứu cũng ít có cơ hội để tiếp cận chúng trong thiên nhiên hoang dã.

2. THẠCH SÙNG ĐUÔI THUỲ Ptychozoon lionatum

Người bà con thân thuộc với thạch sung duôi ba thuỳ được phát hiện ở Đồng Nai cho đến tận đảo Phú Quốc này có kích thước nhỏ hơn và các riềm đuôi hơi hướng về phía sau, không có các nốt sần lớn trên lưng, và ngón chân trước đầu tiên tách hẳn khỏi lớp da dọc theo cẳng tay. Thân mảnh hơn và ít hoa văn hơn. Đuôi của chúng hai bên có hình răng cưa và được xẻ sâu với 9 – 15 răng cưa.

THẠCH SÙNG ĐUÔI THUỲ Ptychozoon lionatum – Ảnh: Lê Khắc Quyết.

Hoạt động về đêm và thường sống chung sinh cảnh với các loài thạch sùng khác. Thỉnh thoảng gặp chúng nghỉ trên thân cây vào ban ngày.

Khi bị rượt đuổi, chúng thường nhảy xuống và dùng cánh da để bay qua cây khác, hoặc ít nhất là tránh cho khỏi ngã, Thức ăn của loài này là các loài côn trùng nhỏ.

3. THẰN LẰN RẮN HÁC Ophisaurus harti

Các nhà nghiên cứu luôn cho rằng các cá thể trưởng thành của loài thằn lằn không chân này rất xinh đẹp.

Cơ thể chúng được tạo hoá trang hoàng màu nâu đỏ nhạt với các vạch ngang màu xanh trên lưng.

Các con nhỏ phía trên có màu nâu mờ xám xịt với các chấm đen nhỏ, chúng cũng có một dải màu nâu đậm chạy từ mõm, dọc theo hông phía trên đường rãnh, tới đuôi và một dải thứ hai hẹp hơn phía dưới đường rãnh.

THẰN LẰN RẮN HÁC Ophisaurus harti – Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.

Các vảy hình chữ nhật sáng bóng tạo thành những sống chạy dài liên tục và được bố trí theo các hàng ngang thẳng.

Nhưng có thể bạn sẽ khóc thét khi nhìn thấy chúng trườn bò trong các đám lá mục kiểm ăn và bạn cũng không thể xác định được là thằn lằn hay rắn độc khi nhìn thấy chúng lần đầu.

Loài này phân bố ở vùng có khí hậu lạnh hơn  sống chủ yếu ở miền Bắc và nơi có độ cao từ 1.400 m trở lên.

Thức ăn của nó chủ yếu là côn trùng.

Vào cuối mùa mưa nó đẻ từ 4 – 7 trứng lẫn trong rác rừng; con cái có tập tính canh gác và bảo vệ trứng. Thằn lằn con mới nở dài khoảng 1,8 cm.

4. THẰN LẰN RẮN SÔLỐPKY Ophisaurus sokolovi

Kích thước nhỏ nhắn hơn người bà con của Thằn lằn rắn hác Ophisaurus harti, cơ thể được trang điểm một màu nâu nhạt và những hang vảy dọc khá đồng đều xếp dọc theo thân. Một vệt đen rất rõ chạy dọc từ giữa hông thân đến mút đuôi.

THẰN LẰN RẮN SÔLỐPKY Ophisaurus sokolovi – Ảnh: Hoàng Minh Đức.

Mặc dù không chân nhưng chúng thực sự là một kẻ quán quân về độ trườn và lẩn trốn nhanh như điện chui vào các đám thảm mục thực vật mỗi khi cảm nhận thấy bị đe doạ.

Khi bị bắt chúng giả vờ chết bẳng cách nhắm mắt và thân hình mềm nhũn, thõng thượt. Nhưng chỉ trong tích tắc sơ hở của kẻ thù nó lao mình vào kẹt đá, hốc cây nhỏ hay những chiếc lá khô thì khó có cơ hội nhìn thấy lẩn nữa.

Loài mới phát hiện ở các dãy núi cao thuộc miền trung Việt Nam từ Huế đến Lâm Đồng. Nơi sống là các tầng cây thấp nơi các thảm mục thực vật dày, ẩm và hiếm khi nhìn thấy chúng ngoại trừ khi loài này sưởi nắng vào các buổi sáng mát trời hoặc sau cơn mưa.

5. THẰN LẰN BÓNG CHÂN NGẮN Lygosoma quadrupes

Rất nhiều cái tên được đặt cho loài “rắn có chân” này được mô tả trong các báo chí thời gian vừa qua. Nhưng với các nhà nghiên cứu nó chỉ là một loài thằn lằn vô hại và tứ chi của nó cũng có thể là một sai lầm của tạo hoá vì nó rất yếu không đủ sức để nhấc nổi thân hình vừa dài vừa nặng của chúng mà khiến nó phải trườn nhanh hơn bước trên mặt các thảm mục của rừng.

Làn da được bao bọc bởi một chiếc áo giáp sừng bóng lộn, chắc chắn với hàng ngàn chiếc vảy nhỏ li ti ti. Dài đuôi 7cm, tổng chiều dài 15cm. Loài thằn lằn rất dài này tiêu biểu nhất cho lối sống trong hang trong số các loài thằn lằn thuộc giống Lygosoma. Các chi thu nhỏ lại rất nhiều nhưng vẫn có năm ngón. Chỉ có một giác bám và không có phần trên mũi, có lẽ bởi vì chúng nối với vảy trên mũi.

THẰN LẰN BÓNG CHÂN NGẮN Lygosoma quadrupes – Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương.

Loài này thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục. Thức ăn là loài ăn mối và ấu trùng.

Chúng hoạt động ban ngày. Mỗi lần sinh sản từ  2 hoặc 3 trứng, trứng nở sau năm tuần.

6. THẰN LẰN BÓNG THIÊN THẦN Lygosoma angeli

Những hàng vảy xếp đều được phản chiếu lung linh dưới ánh nắng mặt trời sau những cơn mưa dài khiến chúng phải điều tiết thân nhiệt bằng cách phơi nắng.

Ánh mắt láo liên của nó rất cảnh giác với những đe doạ xung quanh và chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng đủ để cho nó ba chân bốn cẳng chạy trốn vào bụi cây rậm rạp gần nhất.

So với họ người hàng thằn lằn bóng chân ngắn Lygosoma quadrupes thì kích thước lớn hơn gấm 2 đến 2,5 lần nhưng chiều dài đuôi ngắn hơn và tứ chi bé xíu cũa chúng cung không phải là một bộ phận thích hợp để dung vào sức nâng cơ thể.

THẰN LẰN BÓNG THIÊN THẦN Lygosoma angeli – Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

Với thân hình thuôn dài. Có 30 hàng vẩy quanh giữa thân, những vẩy trên lưng không lớn hơn các vẩy khác. Có 110 – 115 vẩy dọc theo sống lưng tính từ vảy đỉnh đến vị trí tương ứng với rìa sau của chi sau.

Các chi rất ngắn, các ngón có kích thước đều nhau, kể cả các ngón chân trừ ngón I. Có 5  bản mỏng dưới ngón chân thứ 4. Đuôi dầy ở phần gốc, tương đương độ dầy của thân.

Mi mắt dưới có vẩy. Có vảy trên mũi, các vảy này tiếp xúc với nhau ở giữa. Vảy trước trán nhỏ và tách biệt nhau.

Vảy trán dài bằng vảy trán – đỉnh, chỉ có 1 vảy trán đỉnh. Hai vảy đỉnh tiếp xúc nhau ở phía sau vảy gian đỉnh, nhỏ hơn rất nhiều so với vảy trán đỉnh. Không có vảy gáy. Vảy thái dương không phát triển, lỗ tai ngoài chỉ là 1 chấm nhỏ, có 7 vảy môi trên,  vảy thứ 4 hoặc thứ tư và thứ năm nằm phía dưới ổ mắt.

Phùng Mỹ Trung

Recommended For You